Tạm ngừng hoạt động Công Ty & Mở hoạt động lại – Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh chóng

Không ai trong chúng ta mong muốn gặp phải tình trạng phải tạm ngưng hoạt động công ty cả. Tuy nhiên, vì một số lý do bất khả kháng nào đó mà buộc ta phải tạm ngưng hoạt động của doanh nghiệp và sẽ hoạt động trở lại trong tương lai. Cùng Saigon Legal tìm hiểu những thông tin liên quan đến tạm ngưng/hoạt động trở lại của công ty và thủ tục thực hiện đúng pháp lý cho 

1. Tạm ngưng hoạt động công ty được định nghĩa như thế nào?

Tạm ngưng hoạt động công ty  được định nghĩa là việc doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh tạm thời ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. 

Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh không được thực hiện các hoạt động kinh doanh, phát sinh thu nhập hoặc các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì các nghĩa vụ pháp lý khác như báo cáo thuế, nộp thuế theo quy định.

2. Một số quy định về thời gian tạm ngừng hoạt động công ty 

tam-ngung-hoat-dong-cong-ty-mo-hoat-dong-lai-ho-so-don-gian-thu-tuc-nhanh-chong

Khi doanh nghiệp của bạn tạm ngừng hoạt động, để theo đúng pháp luật và đảm bảo rằng chúng hợp pháp để sau này có thể tiến hành hoạt động trở lại, bạn cần tuân thủ một số quy định sau: 

2.1. Thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Không giống với ngừng kinh doanh hoàn toàn, hoạt động tạm ngừng kinh doanh cần có thời gian tạm ngừng tối đa theo quy định. Theo luật doanh nghiệp thì các công ty có quyền tạm ngưng hoạt động công ty trước khi mở hoạt động lại trong thời hạn tối đa là 01 năm. Sau thời hạn này, nếu chưa thể giải quyết các vấn đề và quay trở lại hoạt động kinh doanh bình thường thì doanh nghiệp có thể gia hạn thêm thời gian, tuy nhiên tổng thời gian tạm ngừng liên tiếp không được vượt quá 02 năm. 

2.2. Đưa ra thông báo về việc tạm ngừng hoạt động công ty

Để thực hiện tạm ngừng hoạt động công ty, bạn cần phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 03 ngày trước khi thực hiện việc tạm dừng kinh doanh. Trong thông báo gửi cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, bạn phải nêu rõ lý do, thời gian bắt đầu và kết thúc của hoạt động tạm dừng này. 

2.3. Các nghĩa vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khi quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh trước khi mở hoạt động lại và được sự chấp thuận của cơ quan chức năng có thẩm quyền, doanh nghiệp cần thực hiện các nghĩa vụ theo quy định như sau:

  • Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, thuế, và nghĩa vụ đối với các hợp đồng, lao động, và bảo hiểm xã hội trước khi quyết định tạm ngừng có hiệu lực.
  • Không được ký kết hợp đồng kinh doanh mới, phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các giao dịch kinh doanh.
  • Các nghĩa vụ nộp báo cáo thuế vẫn phải được thực hiện nếu doanh nghiệp còn có nghĩa vụ thuế chưa được giải quyết.

3. Thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Thủ tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam gồm các bước sau:

3.1. Chuẩn bị hồ sơ thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

  • Đối với doanh nghiệp: Gồm thông báo về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh trước khi mở hoạt động lại theo mẫu quy định, quyết định tạm dừng hoạt động kinh doanh của công ty của hội động thành viên theo từng mô hình công ty, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên. 
  • Đối với hộ kinh doanh: Đơn giản hơn so với doanh nghiệp, bao gồm thông báo tạm dừng kinh doanh và bản sao giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh.

3.2. Nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

  • Thời hạn nộp hồ sơ: theo các quy định đã được đề cập ở trên về thời gian thông báo tạm ngưng hoạt động công ty, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thông báo trước ít nhất 03 ngày đối với doanh nghiệp và trước 15 ngày với hộ kinh doanh.
  • Nơi nộp hồ sơ: Hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện ở nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thì sẽ nộp thông báo tại Phòng đăng ký doanh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

3.3. Xử lý hồ sơ

Sau khi cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận được hồ sơ, trong 03 ngày làm việc, hồ sơ nếu hợp lệ cơ quan sẽ cấp Giấy xác nhận về việc tạm ngưng hoạt động công ty khi có dự định mở hoạt động lại cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

3.4. Thông báo với cơ quan thuế

Ngoài việc nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cần nộp thông báo về việc tạm ngừng hoạt động tới cơ quan thuế quản lý. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, bảo hiểm xã hội (nếu có), và các khoản nợ tồn đọng trước khi tạm ngừng.

4.  Làm thế nào để doanh nghiệp mở hoạt động lại?

tam-ngung-hoat-dong-cong-ty-mo-hoat-dong-lai-ho-so-don-gian-thu-tuc-nhanh-chong

Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp đã giải quyết được các vấn đề khó khăn của công ty và muốn quay trở lại hoạt động thì làm thế nào?

4.1. Chuẩn bị thông báo khôi phục hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp cần lập thông báo về việc tiếp tục hoạt động kinh doanh theo mẫu quy định của cơ quan quản lý bao gồm các nội dung:

  • Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.
  • Ngày dự kiến tiếp tục hoạt động.
  • Lý do doanh nghiệp muốn mở hoạt động lại trước thời hạn (nếu cần thiết).
  • Chữ ký của người đại diện pháp luật.

4.2. Nộp thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp nộp thông báo tại phòng Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký và nộp trước 03 ngày làm việc khi đi chính thức hoạt động. Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc nộp hồ sơ qua cổng thông tin đăng ký kinh doanh trực tuyến.

4.3. Xử lý thông báo và cập nhật thông tin

Sau khi nhận được thông báo khôi phục hoạt động kinh doanh sau thời gian dài tạm ngưng hoạt động công ty hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian xử lý thông thường là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo hợp lệ.

4.4. Thông báo với cơ quan thuế

Ngoài việc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc mở hoạt động lại

Doanh nghiệp cần đảm bảo đã hoàn tất các nghĩa vụ thuế trong thời gian tạm ngừng và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ thuế sau khi khôi phục hoạt động.

4.5. Hoàn thành nghĩa vụ tài chính và hoạt động trở lại

Trước khi chính thức hoạt động trở lại, doanh nghiệp cần kiểm tra và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, thuế, và các hợp đồng, nợ phải trả nếu có.

Sau khi hoàn tất các bước trên, doanh nghiệp chính thức có thể hoạt động trở lại và thực hiện các giao dịch, kinh doanh bình thường.

Việc tạm ngưng hoạt động công ty mở hoạt động lại không quá phổ biến nên đôi khi chúng ta khó có thể cập nhật được đầy đủ các thông tin cần thiết và chính xác nếu “bất thình lình” gặp phải vấn đề này. Để nhanh nhất có thể, bạn nên tìm một địa chỉ tư vấn phù hợp và uy tín để “chọn mặt gửi vàng”. Saigon Legal là một đơn vị uy tín trong việc hỗ trợ tư vấn các thủ tục về pháp lý cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Chọn Saigon Legal để có được những dịch vụ tuyệt vời nhất và tiện ích nhất nhé!

Bài viết liên quan