Có rất nhiều người trong chúng ta không biết sự khác nhau thật sự giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh dẫn đến việc thành lập chúng cũng trở nên khó khăn hơn và đôi khi cũng tạo thành những sai lầm không đáng có. Cùng bài viết này của Saigon Legal tìm hiểu rõ hơn về các đơn vị này nhé!
1. Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1.1. Chi nhánh
- Định nghĩa: Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có quyền thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
- Chức năng: Chi nhánh có quyền kinh doanh và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký của doanh nghiệp.
- Trách nhiệm pháp lý: Chi nhánh không có tư cách pháp nhân độc lập mà phụ thuộc vào doanh nghiệp mẹ.
- Quyền hạn: Chi nhánh có thể ký hợp đồng, phát hành hóa đơn và chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế như doanh nghiệp.
1.2. Văn phòng đại diện
- Định nghĩa: Hơi khác so với chi nhánh và địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhưng chỉ có chức năng đại diện và xúc tiến thương mại, không có chức năng kinh doanh.
- Chức năng: Chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp thị, liên lạc, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại. Văn phòng đại diện không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp.
- Trách nhiệm pháp lý: Không có tư cách pháp nhân độc lập và phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp mẹ.
- Quyền hạn: Không được phát hành hóa đơn hay ký hợp đồng kinh doanh. Văn phòng đại diện chỉ có thể thực hiện các hoạt động như là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
1.3. Địa điểm kinh doanh
- Định nghĩa: Là nơi mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể. Đây là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thường là một cửa hàng, nhà máy hoặc cơ sở sản xuất.
- Chức năng: Địa điểm kinh doanh thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ theo sự chỉ đạo của doanh nghiệp mẹ.
- Trách nhiệm pháp lý: Không có tư cách pháp nhân độc lập, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp mẹ.
- Quyền hạn: Có thể trực tiếp bán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng không có quyền ký hợp đồng như chi nhánh.
2. Thủ tục thành lập đơn vị nào là đơn giản nhất?
Dựa vào chức năng cũng như các quyền hạn của địa điểm kinh doanh, chi nhánh và văn phòng kinh doanh, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng địa điểm kinh doanh là đơn vị có thủ tục thành lập đơn giản nhất. Bởi vì địa điểm kinh doanh không có các quyền hạn như ký hợp đồng hay có tư cách pháp nhân như các đơn vị khác nên các hồ sơ có liên quan không cần quá phức tạp.
Vì thế, nếu công ty chỉ đang cần một đơn vị để hỗ trợ cho việc kinh doanh, sản xuất, bán hàng mà không cần phải ký hợp đồng hay thực hiện chức năng xúc tiến thương mại thì địa điểm kinh doanh là một lựa chọn hoàn hảo.
3. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Tuy hồ sơ thành lập có vẻ đơn giản hơn các đơn vị kinh doanh khác nhưng quy trình để đăng ký địa điểm kinh doanh cũng cần được chú trọng. Một cách dễ hiểu và để cho doanh nghiệp dễ hình dung về quy trình nhất, bài viết này sẽ chia thủ tục này thành 5 bước, bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục II-11 của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
- Thông tin doanh nghiệp: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính.
- Thông tin về địa điểm kinh doanh: Tên, địa chỉ cụ thể của địa điểm kinh doanh.
- Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Họ tên, số CCCD, ngày cấp, nơi cấp và địa chỉ thường trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ tất cả, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi mà địa điểm kinh doanh đặt trụ sở để thành lập địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
- Thời gian xử lý: 3-5 ngày làm việc sau khi Phòng Đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ hợp lệ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng yêu cầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
Bước 5: Thông báo với cơ quan thuế
Mặc dù địa điểm kinh doanh không phải kê khai thuế riêng, nhưng doanh nghiệp vẫn cần thông báo về việc thành lập với cơ quan thuế quản lý để đảm bảo tính minh bạch và để cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan kịp thời nắm bắt.
4. Hỗ trợ tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh uy tín
Tuy được nhận định là có thủ tục thành lập đơn giản nhất nhưng cũng sẽ tồn tại những vấn đề khó giải quyết nếu bạn thật sự không phải người có chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật. Chính vì những điều này mà các doanh nghiệp có sự quan ngại nhất định đối với việc tự đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, thay vào đó mà họ lựa chọn tin tưởng vào một đơn vị trung gian có uy tín và hiểu đủ rõ trong các thủ tục này.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang loay hoay không biết nên chọn đơn vị nào cho uy tín, có thể cân nhắc đến Saigon Legal nhé! Hoạt động không quá lâu trên thị trường nhưng với đội ngũ tận tâm, chuyên nghiệp, Saigon Legal đang dần có một vị thế vững chắc trong lòng khách hàng. Nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả là những điều mà đơn vị này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Liên hệ ngay để được tư vấn nhé!
Khi quyết định thành lập một đơn vị nào đó thì có nghĩa là chúng đóng một vai trò khá quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp, đối với địa điểm kinh doanh cũng vậy. Hãy thật thận trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thứ trước khi thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất và như mong đợi nhất nhé! Hy vọng những thông tin cơ bản trên của bài viết này có thể giúp bạn phân tích và đưa ra quyết định chính xác nhất, có lợi nhất cho cá nhân và cả doanh nghiệp của bạn.