Thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh tựa như “giấy thông hành” trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới sự bảo vệ của pháp luật. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà các doanh nghiệp phải thay đổi đăng ký kinh doanh. Vậy, những lý do đó là gì và làm thế nào để thay đổi giấy phép kinh doanh theo đúng quy trình pháp lý? Cùng Saigon Legal tìm hiểu nhé!

1. Thay đổi đăng ký kinh doanh để làm gì?

Ai cũng biết rằng các thông tin trên giấy phép kinh doanh rất quan trọng, vì thế mà chúng cần được xác minh một cách chính xác nhất. Việc thay đổi đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính cần phải được thực hiện khi doanh nghiệp có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh và các thông tin trên giấy phép cũ như tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ hay chủ sở hữu doanh nghiệp,…không còn đúng với tình hình hiện tại và trong tương lai nữa. Quy trình thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư. 

2. Các trường hợp cần phải thay đổi giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh không có quy định vì thời hạn sử dụng nên nếu bạn không có các thông tin cần thiết phải thay đổi thì không cần thiết phải thay đổi đăng ký kinh doanh. Khi có nhu cầu thay đổi các thông tin sau, bạn cần thay đổi giấy phép kinh doanh

  • Địa chỉ trụ sở kinh doanh chính có thay đổi
  • Thêm hoặc giảm số lượng người đại diện pháp luật và thay đổi cơ cấu vốn của các thành viên
  • Thay đổi chủ sở hữu
  • Tên doanh nghiệp thay đổi
  • Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh có sự thay đổi so với ban đầu
  • Tăng vốn điều lệ
  • Cập nhật lại thông tin đăng ký thuế (người phụ trách kế toán và địa chỉ nhận thông báo về thuế)

Ngoài ra, vẫn còn tồn tại một số vấn đề không cần thay đổi đăng ký kinh doanh khi thay đổi những thông tin này:

  • Việc thay đổi thông tin cổ đông không cần phải thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi mô hình doanh nghiệp là công ty cổ phần
  • Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh không cần thực hiện khi cổ đông sáng lập có sự thay đổi, trừ khi có tồn tại vấn đề chưa thanh toán hoặc thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua.

3. Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh

Khi gặp phải các vấn đề nêu trên, chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ ràng trình tự, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đối với các thông tin khác nhau để tiến hành theo đúng yêu cầu của pháp luật. 

thay-doi-thong-tin-tren-giay-phep-kinh-doanh

3.1. Đối với hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh phổ biến trên thị trường kinh doanh hiện tại. Đối với mỗi thông tin cần thay đổi thì cần chuẩn bị mỗi bộ hồ sơ khác nhau. Tuy nhiên, quy trình thay đổi đăng ký kinh doanh hay thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh  cũng gồm ba bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
  • Bước 3: Sau khi các thông tin hợp lệ và được chấp nhận, chủ hộ kinh doanh sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới

Các hồ sơ cần chuẩn bị cho mỗi thông tin cần thay đổi gồm:

 Thay đổi thông tin người đại diện Pháp Luật 

  • Thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh do cả chủ hộ kinh doanh cũ và mới ký kết, hoặc do chủ hộ kinh doanh mới ký trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế.
  • Hợp đồng mua bán hoặc các tài liệu chứng minh việc mua bán đã hoàn tất trong trường hợp chuyển nhượng hộ kinh doanh.
  • Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho hộ kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế.
  • Bản sao công chứng căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh mới.
  • Bản sao biên bản họp thành viên gia đình về việc thay đổi chủ hộ kinh doanh trong trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi các thành viên trong gia đình.

Thay đổi hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể bao gồm

  • Thông báo về vấn đề có thay đổi trong nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ đã ký tên.
  • Bản sao biên bản họp và thống nhất của các thành viên trong hộ gia đình về việc thay đổi nội dung đăng ký. Biên bản này chỉ áp dụng đối với trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên gia đình cùng đăng ký.

Hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh 

  • Thông báo về sự thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chính chủ hộ kinh doanh ký
  • Bản sao biên bản họp các thành viên hộ gia đình để thống nhất về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3.2. Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh  đối với doanh nghiệp

Có một số khác biệt so với mô hình kinh doanh hộ kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, để đảm bảo tính chính xác và minh bạch, quy trình tương đối phức tạp hơn, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
  • Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Bước 3: Sau khi được Cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận, doanh nghiệp sẽ nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Cơ quan đăng ký
  • Bước 4: Thông báo thông tin thay đăng ký kinh doanh đổi trên Cổng thông tin quốc gia
  • Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Tương tự với mô hình kinh doanh hộ kinh doanh, đối với mỗi thông tin cần được thay đổi sẽ cần có những hồ sơ khác nhau theo đúng quy định của pháp luật. Một số thông tin thay đổi gồm:

Hồ sơ thay đổi tên công ty bao gồm: thông báo đổi tên doanh nghiệp, quyết định đổi tên doanh nghiệp, giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có), biên bản họp về việc đổi tên doanh nghiệp. 

Hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh hay trụ sở chính gồm có: hồ sơ thông báo đổi địa chỉ của trụ sở chính của doanh nghiệp, tài liệu thông báo thay đổi thông tin đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, quyết định đổi địa chỉ trụ trở chính, biên bản họp về vấn đề thay đổi trụ sở chính sau khi đã thống nhất. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có) và mẫu 09-27 của chi cục thuế cũ.

 Thay đổi thông tin người đại diện Pháp Luật: bộ hồ sơ gồm có thông báo quyết định thay đổi đại diện pháp luật trong giấy phép kinh doanh, thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp, quyết định thay đổi đại diện pháp luật trong giấy phép đăng ký kinh doanh, bản sao các CCCD/hộ chiếu của các đại diện pháp luật mới.

Thay đổi vốn điều lệ: việc thay đổi vốn điều lệ cần các hồ sơ thông báo vốn điều lệ doanh nghiệp, quyết định đổi vốn điều lệ và chứng nhận góp vốn của các cổ đông, bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và biên bản họp về vấn đề đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh: gồm thông báo đổi ngành nghề kinh doanh của công ty, quyết định chuyển ngành, nghề theo chiến lược kinh doanh của công ty và biên bản họp về việc đổi ngành nghề của doanh nghiệp.

4. Địa chỉ cung cấp dịch vụ thay đổi thấy phép kinh doanh uy tín

Để thay đổi đăng ký kinh doanh, nếu bạn không rõ về các quy trình làm hồ sơ và không có nhiều thời gian để tìm hiểu thì bạn có thể chọn một địa chỉ uy tín. Saigon Legal tự tin là một đơn vị đứng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thay đổi đăng ký kinh doanh trên thị trường. Với đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, Saigon Legal cam kết mang đến cho bạn một dịch vụ tốt nhất mà bạn cần.

Nếu chưa chọn được đơn vị uy tín nào, hãy chọn Saigon Legal nhé!

Mỗi một thủ tục liên quan đến pháp lý đều cần được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Hy vọng bài viết này thật sự hữu ích và mang lại nhiều giá trị cho bạn.

Bài viết liên quan